Hôn môi có làm lây vi khuẩn Hp dạ dày không?

Có rất nhiều người vẫn thường thắc mắc rằng hôn môi có làm lây nhiễm vi khuẩn Hp trong dạ dày từ người này sang người khác được hay không? Để giúp các bạn hiểu rõ hơn về vấn đề này, hãy cùng chúng tôi tìm hiểu thông qua bài viết ngay sau đây.

Vi khuẩn Hp là gì?

Vi khuẩn Hp có tên đầy đủ là Helicobacter pylori, chúng là loại vi khuẩn khu trú trong lớp niêm mạc dạ dày và có xu hướng tấn công lớp niêm mạc dạ dày, gây ra các bệnh như viêm loét dạ dày, đau dạ dày thậm chí là ung thư dạ dày.

Vi khuẩn Hp tồn tại trong dạ dày
Vi khuẩn Hp tồn tại trong dạ dày

Có thể khẳng định rằng đây là loại vi khuẩn duy nhất có khả năng tồn tại và phát triển được trong lớp niêm mạc dạ dày. Sở dĩ chúng có được khả năng này bởi lẽ chúng đã có lịch sử tồn tại và phát triển cùng với con người qua hàng ngàn năm, các cấu tạo cơ thể của chúng cũng được biến đổi để thích nghi với môi trường sống chứa đầy acid trong dạ dày, cụ thể là cơ thể chúng có nhiều lông roi giúp chúng lẩn trốn nhanh chóng trước sự tấn công dồn dập của dịch vị acid. Chưa hết, trong cơ thể của vi khuẩn Hp còn chứa một loại hoạt chất có thể trung hòa acid dạ dày, do đó chúng chịu tác động rất ít trước sự tấn công của acid.

Nếu chỉ sống trong dạ dày mà không có hiện tượng hoạt động thì người bệnh sẽ không cảm thấy có bất cứ cảm giác nào do đó việc phát hiện và điều trị là rất khó khăn. Thêm vào đó, chúng có thể lây nhiễm dễ dàng từ người này sang người khác bằng nhiều con đường khác nhau. Vậy thì hôn môi có làm lây nhiễm loại vi khuẩn này không?

Hôn môi có làm lây nhiễm vi khuẩn Hp hay không?

Vi khuẩn Hp được xem là một trong những nguyên nhân gây ra nhiều vấn đề về đường tiêu hóa như viêm loét dạ dày – tá tràng, viêm dạ dày cấp – mãn tính,  một vài chủng Hp có thể gây ra ung thư dạ dày. Điểm đặc biệt của chúng là có thể lây nhiễm từ người này sang người khác.

Khi xâm nhập vào cơ  thể, chúng tồn tại trong lớp niêm mạc dạ dày, khoang miệng, trong nước bọt và một phần trên nướu. Do đó, khi hai người hôn nhau thì đã vô tình làm lây nhiễm vi khuẩn Hp có trong nước bọt từ người nhiễm bệnh sang người khỏe mạnh. Vì thế hôn môi là một trong những con đường làm lây nhiễm vi khuẩn Hp.

Một số yếu tố khác gây nhiễm vi khuẩn Hp

Bên cạnh việc lây nhiễm vi khuẩn Hp từ người này sang  người khác bằng con đường hôn môi thì có thêm một số yếu tố khác có thể khiến vi khuẩn Hp phát triển. Có thể kể đến các yếu tố như là:

+ Điều kiện ăn uốn, vệ sinh không đảm bảo dễ gây ra vi khuẩn Hp.

+ Vì vi khuẩn Hp tồn tại trong dạ dày và trong nước bọt của người bệnh, do đó việc dùng chung bát đũa, nước chấm trong bữa ăn cùng với người bệnh cũng là con đường làm lây nhiễm loại vi khuẩn này.

+ Những người có thói quen đi đại tiện xong không vệ sinh tay chân sạch sẽ mà đã ăn uống cũng tạo điều kiện thuận lợi để vi khuẩn tấn công và xâm nhập vào cơ thể.

+ Một số trường hợp sau khi nội soi dạ dày cũng bị nhiễm vi khuẩn Hp. Nguyên nhân là do những dụng cụ nội soi được sử dụng không được vệ sinh kĩ càng, sẽ làm lây nhiễm từ người mắc bệnh sang người khỏe mạnh.

Vi khuẩn Hp nếu xâm nhập được vào cơ thể sẽ có thể gây ra những ảnh hưởng không hề nhỏ đến sức khỏe người bệnh. Do đó, các bạn cần phải thực hiện các biện pháp phòng tránh bệnh thật tốt để tự bảo vệ cho bản thân.

Một vài biện pháp phòng tránh lây nhiễm vi khuẩn Hp

Nếu như bạn có thể thực hiện được những biện pháp dưới đây, bạn có thể giảm thiểu được nguy cơ lây nhiễm vi khuẩn Hp cho chính bản thân và cho những người thân trong gia đình mình, cụ thể:

+ Phải rửa tay bằng xà phòng sau khi đi vệ sinh và trước khi ăn uống.

+ Thường xuyên lau dọn nơi ở của mình sạch sẽ, sử dụng các loại thực phẩm sạch và nguồn nước sạch để chế biến thức ăn.

+ Không nên dùng chung bát đũa, bát nước chấm, các loại đồ dùng vệ sinh cá nhân.

+ Thường xuyên đi thăm khám để nắm rõ được tình hình sức khỏe của mình, test hơi thở nếu thấy phát hiện có vi khuẩn Hp thì cần được điều trị ngay.

+ Thường xuyên luyện tập thể dục thể thao để nâng cao sức khỏe, tránh nguy cơ lây nhiễm các bệnh khác.

Trên đây là những lưu ý mà chúng tôi khuyên bạn nên thực hiện để bạn có thể tự bảo vệ bản thân khỏi nguy cơ mắc bệnh, chưa hết, các biện pháp này cũng giúp cho việc điều trị bệnh của bạn được diễn ra một cách dễ dàng và nhanh chóng hồi phục hơn. Chúc các bạn luôn có một sức khỏe tốt!

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

trào ngược dạ dày có nguy hiểm không

Bệnh trào ngược dạ dày có nguy hiểm không và phòng ngừa bệnh ra sao?

Khá nhiều bệnh nhân sẽ cho rằng dấu hiệu của bệnh trào ngược dạ dày là không đáng lo ngại. Nên cũng sẽ không cố...

Trà dây có diệt vi khuẩn HP được không

Uống trà dây có diệt được vi khuẩn HP không? Dùng như thế nào?

Trà dây có diệt được vi khuẩn hP không là vấn đề được nhiều người bệnh trao đổi, chia sẻ trên các diễn đàn, mạng...

Chữa đau dạ dày bằng mật ong là bài thuốc phổ biến

11 Cách Chữa Đau Dạ Dày Bằng Mật Ong An Toàn, Hiệu Quả

Chữa đau dạ dày bằng mật ong là một phương pháp điều trị triệu chứng dạ dày mang lại hiệu quả tốt, an toàn. Tuy...

Vị trí đau dạ dày

Xác Định Vị Trí Đau Dạ Dày Chính Xác Và Cách Giảm Đau?

Biết được vị trí đau dạ dày giúp bạn kịp thời phát hiện tình trạng bệnh để đi khám và điều trị ngay ở giai...

Zalo
Messenger