Lá lốt: Vị thuốc nam chữa bệnh hiệu quả trong đông y

Lá lốt là loại cây được các bà nội trợ sử dụng thường xuyên trong các món ăn gia đình bởi mùi vị dễ chịu, thơm ngon. Thế nhưng, ít ai biết rằng ngoài công dụng chính làm thực phẩm, lá lốt còn là vị thuốc chữa bệnh hiệu quả. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn tìm hiểu chi tiết về loại cây này.

Lá lốt là vị thuốc nam trị bách bệnh

Lá lốt là cây gì?

Lá lốt có tên khoa học là Piper lolot C.DC, thuộc họ hồ tiêu Piperaceae, và tên gọi khác là tất bát, phắc phạt, bầu bát.
Cây này thuộc loại mọc bò có chiều cao từ 20 – 40 cm, mọc thành từng bụi, thân có lông. Lá cây đơn nguyên hình trái tim, nhẵn, rộng, có mép uốn lượn, mặt lá láng bóng, các lá mọc so le với nhau. Gân lá hình mạng lưới chằng chịt, đầu lá thuôn, cuống có bẹ ở gốc. Hoa mọc từng bông ở kẽ lá, quả mọng chỉ có một hạt. Cây ra hoa và quả vào khoảng tháng 8 – tháng 10.

Đây là cây ưa bóng và những nơi ẩm ướt nên khi gặp môi trường thuận lợi chúng phát triển rất nhanh và tươi tốt. Lá lốt mọc nhiều nơi ở miền Bắc nước ta. Ngoài ra, chúng thường được trồng bằng cắt trồng cây nhỏ hoặc giâm thân cây. Cả lá, thân hoa và rễ đều có thể sử dụng tươi hoặc phơi khô.

– Thành phần hóa học: tinh dầu, alcaloid, flavonoid.

Lá lốt có tác dụng gì? Chữa bệnh gì hiệu quả?

Trong các bài thuốc đông y, lá lốt là vị thuốc có tính ấm, hơi cay, vị nồng, mùi thơm và đem lại nhiều tác dụng trong điều trị.

Lá lốt chữa nhiều hoạt chất kháng khuẩn và chống viêm

1. Lá lốt chữa mồ hôi tay, chân

Có 2 cách chữa chứng bệnh này bằng lá lốt đều hiệu quả như sau:

+ Cách 1: Chuẩn bị 30g thảo dược, sau đó cho 1 lít nước vào đun sôi, cho thêm một ít muối. Để nước bớt nóng đến khi còn ấm rồi dùng ngâm chân tay, ngâm đến lúc nước nguội. Thực hiện bài thuốc liên tục trong khoảng 1 tuần vào mỗi tối trước khi đi ngủ.

+ Cách 2: Sau khi rửa sạch và để ráo lá thì đổ 3 bát bước vào nồi và đun sắc đến khi còn 1 bát. Chia nước thuốc làm 2 phần uống trong ngày. Thực hiện đơn thuốc này liên tục trong khoảng 1 tuần. Sau đó ngừng uống từ 4 -5 ngày rồi tiếp tục uống thêm một liệu trình sẽ giảm đáng kể mồ hôi tay, chân.

2. Lá lốt chữa đau nhức đầu gối

+ Cách 1: Dùng 20g lá lốt, 20g ngải cứu đem rửa sạch, giã nát, cho thêm giấm chứng nóng rồi chườm vào đầu gối chỗ bị sưng đau. Làm liên tục trong 10 ngày để đạt hiệu quả tốt nhất.

+ Cách 2: Dùng lá lốt và rễ các loại cây bưởi bung, vòi voi, cỏ xước mỗi vị 30g, thái mỏng tất cả các vị sao vàng. Cho hỗn hợp vào sắc với 600ml nước đến khi còn 200ml, chia làm 3 phần uống trong ngày. Thực hiện đơn thuốc này trong khoảng 7 ngày.

3. Trị đau nhức xương khớp

Đau nhức xương khớp là bệnh thường gặp gây ra sự đau đớn, khó chịu, nhất là mỗi khi trời chuyển lạnh.

+ Cách 1: Dùng 20g lá lốt, 12g thiên niên kiện, 16g gai tầm xoang sắc với 400ml nước đến khi còn 100ml, chia làm 3 phần uống trong ngày.

+ Cách 2: Dùng 15g lá lốt, 13g rễ cây vòi voi, 15g rễ cây cỏ xước, 15g rễ cây bưởi thái mỏng, sao vàng lên. Sau đó sắc các vị thuốc trên với 600ml nước đến khi còn 200ml, chia làm 3 phần uống trong ngày.

Uống nước sắc lá lốt chữa thoái hóa khớp cổ chân, bệnh xương khớp

4. Điều trị đau bụng do nhiễm lạnh

Dùng 20g lá lốt tươi rửa sạch, sắc với 300ml nước đến khi còn 100ml. Sau đó để nguội bớt rồi uống trước khi ăn tối. Thực hiện đơn thuốc này liên tục trong 2 ngày.

5. Dùng lá lốt trị viêm nhiễm phụ khoa

Viêm nhiễm phụ khoa là căn bệnh ám ảnh nhiều chị em phụ nữ bởi nó không chỉ ngứa ngáy, khó chịu mà còn có mùi hôi. Để lâu sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe và khả năng sinh sản.

Dùng 50g lá lốt, 40g nghệ, 20g phèn chua cho vào đổ ngập nước, đun sôi sau đó chắt lấy một bát nước, để nguội bớt, dùng rửa âm đạo.

6. Giải cảm, thương hàn

Chuẩn bị 20g lá lốt thái nhỏ, một nắm gạo vo sạch, nửa củ hành tây, 1 tép tỏi, 5 nhánh hành hương nhỏ, 2g gừng thái mỏng, gia vị. Nấu hỗn hợp trên trong 150ml nước, sau 15 phút nhấc xuống, đập vào một quả trứng gà, khuấy đều. Sau đó ăn món này sẽ ra nhiều mồ hôi, lau mồ hôi đi thì hết cảm.

7. Chữa viêm lợi, giúp bền chắc răng

Rửa sạch thảo dược rồi sắc lấy nước đặc để ngậm súc miệng hàng ngày. Bài thuốc này rất dễ thực hiện tại nhà, có công dụng chữa sâu răng, nhức răng, viêm nướu răng, giúp bền chắc răng.

8. Chữa tổ đỉa ở bàn tay

Dùng 30g lá lốt tươi rửa sạch, giã nát vắt lấy nước, uống trong ngày. Phần bã còn lại đun sôi với 3 bát nước, chắt lấy nước rửa chỗ bị tổ đỉa, lấy bã đắp lên rồi băng lại. Thực hiện mỗi ngày 2 lần, liên tục từ 5 đến 7 ngày sẽ khỏi.

9. Trị mụn nhọt vỡ mủ lâu ngày không liền miệng

Lấy lá lốt, tía tô, thân cây chanh, lá chanh, lá ráy mỗi vị 15g. Bóc vỏ ngoài thân cây chanh, vỏ trong phơi khô, giã nhỏ lấy phần bột mịn rắc vào vết thương. Phần dược liệu còn lại rửa sạch, giã nát rồi đắp lên chỗ mụn rồi băng lại. Mỗi ngày đắp 1 lần, làm liên tục trong 3 ngày.

10. Chữa bệnh gout (gút)

+ Cách 1: Dùng 5 – 10g lá lốt phơi khô, nếu dùng lá tươi thì lấy 15 – 30g, sắc với 2 chén nước đến khi còn nửa chén. Uống nước thuốc sau khi ăn tối. Thực hiện liên tục trong 10 ngày.

+ Cách 2: Dùng lá lốt, vòi voi, rễ bưởi bung, cỏ xước mỗi loại 30g cắt nhỏ, sao vàng sau đó cho vào ấm sắc với 3 chén nước tới khi còn lại 1 chén. Chia nước thuốc làm 3 phần uống trong ngày. Dùng đơn thuốc này liên tục trong 1 tuần.

Vị thuốc nam chữa bệnh gout được sử dụng từ bao đời nay

11. Chữa phù nhũng do suy thận

Dùng 20g lá lốt cùng rễ tầm gai, cà gai leo, lá đa lông, mã đề, rễ mỏ quạ mỗi vị 10g. Cho tất cả hỗn hợp trên vào sắc với 500ml nước đến khi 150ml, chia làm 3 phần uống sau bữa ăn. Thực hiện bài thuốc liên tục từ 3 – 5 ngày.

12. Điều trị viêm tinh hoàn

Dùng 12g lá lốt, 12g bạch truật, 12g lệ chi, 10g bạch linh, 10b trần bì, 21g sinh khương, 6g phòng sâm, 6g sơn thù, 5g hoàn kỳ, 4g cam thảo. Sắc hỗn hợp trên với 600ml đến khi còn 200ml, chia làm 3 phần uống trong ngày.

13. Đẩy lùi viêm xoang, chảy nước mũi mặc

Dùng một nắm lá lốt rửa sạch với nước muỗi pha loãng rồi vò nát. Sau đó nhét vào mũi, từ 1 – 2 lần trong ngày.

14. Giải độc, trị rắn cắn, say nấm

Dùng 50g lá lốt, 50g lá đậu ván trắng, 50g lá khế rửa sạch, giã nát rồi cho thêm ít nước vào. Chắt lấy nước cốt uống ngay khi bị rắn cắn.

Lưu ý khi sử dụng lá lốt chữa bệnh

Chúng ta chỉ nên sử dụng loại cây này ở mức độ vừa phải để không gặp phải tác dụng phụ. Cụ thể, cần lưu ý những điều sau:

– Không sử dụng quá nhiều lá lốt có thể khiến bị nhiệt, nóng người, táo bón, có biểu hiện là môi lưỡi khô, háo nước, lợi hàm sưng đỏ, ảnh hưởng đến dạ dày,…

– Người có cơ địa mẫn cảm không nên dùng lá lốt nếu cơ thể không thích ứng được

– Ăn quá nhiều loại rau này cũng có thể gây ra nôn mửa, choáng váng

Như vậy thông qua bài viết, quý độc giả đã hiểu rõ đặc điểm, công dụng và cách chữa bệnh bằng lá lốt. Hy vọng bạn sẽ áp dụng đúng cách để đạt được hiệu quả như mong đợi.

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Trinh nữ hoàng cung: Đặc điểm, tác dụng và cách dùng hiệu quả

Trinh nữ hoàng cung là vị thuốc nổi tiếng, có tác dụng trị bệnh hiệu quả trong đông y. Để tìm hiểu kỹ hơn về...

Zalo
Messenger