Vi khuẩn Hp đã chữa khỏi có tái nhiễm lại không?

Hỏi: Chào các chuyên gia, tôi năm nay 30 tuổi bị nhiễm vi khuẩn Hp và đã được chữa khỏi. Nhưng tôi rất lo lắng vì sợ rằng bệnh sẽ tái phát. Vậy vi khuẩn Hp sau khi được chữa khỏi thì có tái nhiễm lại không và phải làm cách nào để ngăn ngừa nguy cơ mắc bệnh lần nữa ạ? Mong các bác sĩ hãy giải đáp giúp tôi vấn đề này để tôi yên tâm hơn ạ. Xin cảm ơn!

(Trương Trung, Nghệ An)

Đáp: Xin chào bạn Trung, cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi về cho chúng tôi. Vấn đề mà bạn đang thắc mắc cũng chính là sự quan tâm của rất nhiều người. Để giúp bạn và những người khác tìm được câu trả lời chính xác nhất về câu hỏi này, hãy cùng chúng tôi theo dõi bài viết sau đây nhé!

Vi khuẩn Hp đã chữa khỏi có tái phát không?

Vi khuẩn Helicobacter pylori (Hp) là một trong những nguyên nhân chủ yếu gây ra những bệnh lý về tiêu hóa như viêm loét dạ dày, đau dạ dày… Đây là loại vi khuẩn duy nhất có thể tồn tại trong môi trường đậm đặc acid như dạ dày, vì vậy phát hiện và điều trị  tận gốc loại vi khuẩn này là việc làm cần thiết để bảo vệ chính bản thân mình khỏi nguy cơ bị các bệnh khác.

Trong trường hợp của bạn, thông qua những phác đồ điều trị mà các bác sĩ đã chỉ định, bạn hoàn toàn có thể tiêu diệt tận gốc loại vi khuẩn này, đây là điều rất tốt. Tuy nhiên, khi đã được điều trị khỏi bệnh thì bạn vẫn có nguy cơ bị tái nhiễm vi khuẩn Hp.

Bởi đây là loại vi khuẩn có khả năng lây nhiễm rất cao với nhiều con đường lây nhiễm khác nhau. Vi khuẩn Hp không chỉ tồn tại trong dạ dày mà nó còn có mặt trong khoang miệng và nước bọt của người bệnh. Những người đang khỏe mạnh khi sử dụng chung các đồ dùng vệ sinh cá nhân, dùng chung bát đũa, nước chấm hoặc hôn môi người bị nhiễm cũng sẽ có nguy cơ bị lây. Do đó, với những gia đình có trẻ nhỏ thì cũng không nên nhai mớm thức ăn cho trẻ, tránh việc làm lây vi khuẩn Hp cho con. Chưa hết, vi khuẩn Hp trong dạ dày sẽ theo phân ra ngoài môi trường. Những người thường không vệ sinh tay chân sạch sẽ sau khi đại tiện hoặc trước khi ăn uống cũng là tạo điều kiện cho vi khuẩn Hp xâm nhập và gây hại. Ngoài ra, vi khuẩn này có thể bị sót lại sau quá trình điều trị trước, ở trong trạng thái ngủ, và  chờ cơ hội để gây hại.

Nếu không may bị tái nhiễm thì bạn cũng đường mất bình tĩnh, bạn hãy đi khám và điều trị theo đúng sự chỉ định của bác sĩ là được. Nên nhớ là sử dụng đúng liều lượng và các loại thuốc kháng sinh mà bác sĩ đã kê, tuyệt đối không được tự ý mua thuốc về dùng. Thêm vào đó, phải thường xuyên đi kiểm tra xem tình trạng bệnh của mình như thế nào để có hướng điều trị cho phù hợp.

Việc tái nhiễm vi khuẩn Hp có thể gây khó khăn cho việc điều trị hơn lúc ban đầu, do những vi khuẩn này có thể đã bị quen với các loại thuốc kháng sinh và gây ra hiện tượng kháng thuốc. Đến một lúc nhất định, những loại thuốc kháng sinh sẽ hoàn toàn không còn tác dụng tiêu diệt loại vi khuẩn này và điều này thì thật sự đáng lo ngại. Dp đó, cách tốt nhất là nên áp dụng các biện pháp ngăn ngừa nguy cơ tái phát bệnh cho chính bản thân mình.

Cần làm gì để tránh nguy cơ bị tái nhiễm vi khuẩn Hp?

Vi khuẩn Hp nếu chỉ tồn tại trong dạ dày mà không có bất cứ sự tấn công nào đến lớp niêm mạc dạ dày thì chúng sẽ không gây ra bất cứ triệu chứng nào. Tuy nhiên, khi chúng phát triển và tấn công lớp niêm mạc thì người bệnh bắt đầu thấy đau vùng thượng vị, đầy hơi chướng bụng, hay bị ợ hơi, ợ chua,… lâu dần gây viêm loét dạ dày – tá tràng, đau dạ dày.

Vì thế để tránh nguy cơ bị lây nhiễm lần nữa, bạn cần thực hiện một số biện pháp phòng chống như sau:

+ Ăn chín, uống sôi. Lựa chọn các loại thực phẩm đảm bảo an toàn, dùng nguồn nước sạch để sử dụng. Vì các loại thức ăn không đảm bảo vệ sinh, nguồn nước không đảm bảo chính là con đường thuận lợi nhất cho vi khuẩn xâm nhập dạ dày và gây bệnh.

+ Nên dùng riêng các vật dụng vệ sinh cá nhân, bát đũa, nước chấm. Tránh gắp thức ăn cho nhau.

+ Cần rửa tay bằng xà phòng sau khi đi vệ sinh và trước khi ăn uống.

+ Các thành viên trong gia đình nên đi test hơi thở để kiểm tra mình có bị nhiễm vi khuẩn Hp hay không. Nếu phát hiện mình bị nhiễm thì cần phải điều trị ngay.

+ Bên cạnh đó, bạn cũng có thể sử dụng thêm các loại thảo dược có tác dụng ngăn ngừa sự xâm nhập và tiêu diệt được vi khuẩn này như nước chè dây, nó cũng mang lại tác dụng rất tốt.

+ Nếu thấy cơ thể có những triệu chứng bất thường như đau dạ dày, chán ăn, buồn nôn và nôn, đau tức thượng vị… bạn nên đến các cơ sở y tế để khám và điều trị.

Trên đây là những giải đáp của chúng tôi về vấn đề “vi khuẩn Hp sau khi được chữa khỏi có nguy cơ tái nhiễm hay không?” và cũng gợi ý cho các bạn một số biện pháp để ngăn ngừa nguy cơ mắc chứng bệnh này. Hi vọng bài viết này sẽ giúp ích được bạn và cho nhiều người khác nữa hiểu rõ hơn về vi khuẩn Hp. Cảm ơn các bạn đã theo dõi bài viết và chúc bạn mau khỏe!

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Đau dạ dày có nên ăn xôi không?

Đau Dạ Dày Có Nên Ăn Xôi Không? Cần Lưu Ý Gì?

Đau dạ dày có nên ăn xôi không cũng là một vấn đề rất nhiều người bệnh quan tâm. Bởi xôi hay các món ăn...

Bệnh trào ngược dạ dày thực quản k21 là gì? Nguyên nhân và cách điều trị

Bệnh trào ngược dạ dày thực quản k21 là gì? Nguyên nhân và cách điều trị

Trào ngược dạ dày thực quản k21 được xếp vào danh sách bệnh lý về hệ tiêu hóa phổ biến nhất hiện nay. Không chỉ...

Thừa axit dạ dày nên ăn gì? Những thực phẩm mà bạn nên bổ sung ngay

Thừa axit dạ dày nên ăn gì? Những thực phẩm mà bạn nên bổ sung ngay

Dư thừa axit dạ dày có thể gây ra hàng loạt bệnh lý, vấn đề về tiêu hóa như: Trào ngược dạ dày - thực...

Kết hợp lá ổi với gạo lứt

Mẹo Chữa Đau Dạ Dày Bằng Lá Ổi Hiệu Quả Không Phải Ai Cùng Biết

Chữa đau dạ dày bằng lá ổi là một trong những biện pháp dân gian được nhiều người áp dụng. Đây là phương pháp mang...

Zalo
Messenger