Vi khuẩn HP – Đông Y Nguyễn Thu https://dongynguyenthu.com Nhà Thuốc Nam 5 Đời Chữa Bệnh Tiêu Hoá Wed, 27 Oct 2021 09:42:04 +0000 vi hourly 1 https://wordpress.org/?v=5.7.11 Vi khuẩn HP dạ dày có lây không? Lây qua đường nào? https://dongynguyenthu.com/vi-khuan-hp-da-day-co-lay-khong-lay-qua-duong-nao-4986.html https://dongynguyenthu.com/vi-khuan-hp-da-day-co-lay-khong-lay-qua-duong-nao-4986.html#comments Thu, 21 Oct 2021 08:14:51 +0000 https://dongynguyenthu.com/?p=4986 “Vi khuẩn hp dạ dày có lây lan không?” là một trong số những câu hỏi được nhiều người quan tâm nhất bởi 80% người Việt có nguy cơ nhiễm loại khuẩn này. HP (Helicobacter Pylori) là nguyên nhân chính gây lên tình trạng đau rát thượng vị, buồn nôn, khó tiêu, nguy hiểm hơn […]

The post Vi khuẩn HP dạ dày có lây không? Lây qua đường nào? appeared first on Đông Y Nguyễn Thu.

]]>
“Vi khuẩn hp dạ dày có lây lan không?” là một trong số những câu hỏi được nhiều người quan tâm nhất bởi 80% người Việt có nguy cơ nhiễm loại khuẩn này. HP (Helicobacter Pylori) là nguyên nhân chính gây lên tình trạng đau rát thượng vị, buồn nôn, khó tiêu, nguy hiểm hơn là ung thư dạ dày. Vậy loại khuẩn này lây qua đường nào và cách điều trị ra sao? Hãy cùng tìm hiểu bài viết dưới đây để giải đáp những thắc mắc của bạn nhé!

Vi khuẩn hp dạ dày có lây không?

Theo số liệu thống kê, có tới 50% dân số trên thế giới mắc phải vi khuẩn HP (H. pylori). Vậy nguyên nhân gì khiến cho tỉ lệ mắc bệnh lại cao đến như vậy? Bởi lẽ, vi khuẩn HP hoàn toàn có khả năng lây nhiễm từ người sang người thông qua tiếp xúc nước bọt, phân hoặc sống trong môi trường ô nhiễm, nguồn nước không đảm bảo.

Vi khuẩn HP có khả năng lây nhiễm cao ở môi trường kém vệ sinh
Vi khuẩn HP có khả năng lây nhiễm cao ở môi trường kém vệ sinh

Nhiễm H. pylori chủ yếu xảy ra ở trẻ em và phổ biến hơn ở các nước đang phát triển. Bệnh lây nhiễm nhiều nhất ở những trẻ phải sống trong điều kiện đông đúc và những nơi có điều kiện vệ sinh kém. Tại Mỹ, vi khuẩn H. pylori được tìm thấy ở mức thấp hơn, khoảng 5% trẻ em dưới 10 tuổi. Điều đó cho thấy rằng, khi ngày càng có nhiều người trên thế giới được tiếp cận với nước sạch và điều kiện vệ sinh, thì số người bị nhiễm vi khuẩn càng ít hơn so với trước đây Với những thói quen tốt cho sức khỏe, bạn có thể bảo vệ mình khỏi vi khuẩn HP. Vì vậy, đừng nên quá lo lắng nếu bạn đang bị nhiễm bệnh hoặc đang phải tiếp xúc với những người mang mầm bệnh.

Vi khuẩn HP lây qua đường nào?

Vi khuẩn HP tồn tại rất nhiều trong dịch vị dạ dày, nước bọt và mảng bám răng. Một phần khác sẽ theo thức ăn đi xuống ruột già và sinh sống trong phân người. Từ những yếu tố trên, loài vi trùng này có thể lây nhiễm qua các con đường như:

1.Lây qua đường miệng:

90% người bị nhiễm H. Pylori có thể mang vi khuẩn trong miệng và nước bọt của họ. Chính vì vậy, HP thường dễ lây lan cho người khác khi hôn hay xảy ra quan hệ tình dục bằng miệng. Việc sử dụng chung bát đũa, thức ăn, cốc chén, bàn chải đánh răng cũng là cơ hội thuận lợi để vi khuẩn này xâm nhập vào cơ thể.

Sử dụng chung bát đũa, chén cốc làm tăng khả năng lây nhiễm vi khuẩn HP
Sử dụng chung bát đũa, chén cốc làm tăng khả năng lây nhiễm vi khuẩn HP

Đối với những gia đình có người bị nhiễm vi khuẩn HP thì khả năng lây bệnh sẽ cao hơn. Em bé có thể bị lây từ mẹ qua việc nhai mớm thức ăn và ngược lại, những thành viên trong gia đình cũng có thể lây nhiễm từ bé nếu tiếp xúc với chất nôn, chớ.

Khả năng lây nhiễm vi khuẩn HP trong gia đình
Khả năng lây nhiễm vi khuẩn HP trong gia đình

2.Lây qua đường phân:

Vi khuẩn HP thường được đào thải qua phân và ra môi trường. Vì vậy những trường hợp tiếp xúc với phân và nước tiểu của người nhiễm bệnh có khả năng lây rất cao.

Ngoài ra, việc thải phân ra sông hồ hay bón phân cho cây trồng cũng phần nào làm tăng nguy cơ nhiễm HP.

Vi khuẩn HP tồn tại trong phân người
Vi khuẩn HP tồn tại trong phân người

3.Các con đường lây lan khác:

Khi thực hiện các thủ thuật như nội soi, thăm khám khoang miệng, thực quản,…nếu các dụng cụ y tế không được khử trùng đúng cách cũng sẽ gây khả năng lây nhiễm cho người bệnh phía sau

Những dấu hiệu nhận biết việc nhiễm vi khuẩn hp

Những người nhiễm vi khuẩn HP thường không có triệu chứng rõ ràng cho đến khi phát triển thành viêm loét dạ dày. Do vậy một số dấu hiệu của viêm loét dạ dày tá tràng cũng có thể giúp bạn nhận biết ra căn bệnh này:

  • Có cảm giác đau bụng âm ỉ, những cơn đau thường xuất hiện khi quá đói hoặc quá no
  • Phình hơi, chướng bụng
  • Ợ hơi, khó thở và kèm theo tức ngực
  • Luôn có cảm giác mệt mỏi, khó chịu hoặc ngất xỉu
  • Cảm giác chán ăn hoặc không thấy đói
  • Giảm cân không rõ nguyên do
  • Màu da nhợt nhạt, xanh xao

Ngoài những triệu chứng trên, bạn cần để ý một số biểu hiện của bệnh ở mức cảnh báo nguy hiểm. Hãy tới các cơ cở y tế thăm khám nếu gặp phải các tình trạng dưới đây:

  • Đau bụng dữ dội, đau buốt hoặc tình trạng chướng bụng không thuyên giảm
  • Nôn có máu hoặc giống bã cà phê
  • Phân xuất hiện máu hoặc có màu đen

Các biện pháp phòng tránh lây virus HP dạ dày bạn nên biết:

Vi khuẩn HP là một trong những yếu tố gây ung thư dạ dày. Do vậy, mọi người cần có kiến thức phòng tránh để bảo vệ bản thân cũng như gia đình của mình. Dưới đây là một số biện pháp được các bác sĩ khuyến cáo:

  • Rửa tay bằng xà phòng và nước sạch sau khi đi vệ sinh hoặc trước lúc ăn cơm
  • Không sử dụng chụng dụng cụ ăn uống với người khác
  • Thực hiện biện pháp “ăn chín uống sôi” nhằm tiêu diệt vi khuẩn còn tồn tại trong thức ăn
  • Tăng cường những thực phẩm chứa nhiều vitamin và chất xơ để bảo vệ dạ dày
  • Sử dụng nguồn nước sạch, an toàn và đã qua xử lý. Không nên sử dụng trực tiếp nước từ ao, hồ, sông, suối
  • Hạn chế những không gian đông đúc người, xây dựng môi trường “xanh-sạch-đẹp”
  • Tránh tiếp xúc thân mật với người nhiễm vi khuẩn HP để ngăn ngừa khả năng lây nhiễm
  • Thường xuyên thăm khám sức khỏe định kỳ 6 tháng/lần

 

The post Vi khuẩn HP dạ dày có lây không? Lây qua đường nào? appeared first on Đông Y Nguyễn Thu.

]]>
https://dongynguyenthu.com/vi-khuan-hp-da-day-co-lay-khong-lay-qua-duong-nao-4986.html/feed 100
Uống trà dây có diệt được vi khuẩn HP không? Dùng như thế nào? https://dongynguyenthu.com/uong-tra-day-co-diet-duoc-vi-khuan-hp-khong-5257.html https://dongynguyenthu.com/uong-tra-day-co-diet-duoc-vi-khuan-hp-khong-5257.html#respond Wed, 20 Oct 2021 09:27:50 +0000 https://dongynguyenthu.com/?p=5257 Trà dây có diệt được vi khuẩn hP không là vấn đề được nhiều người bệnh trao đổi, chia sẻ trên các diễn đàn, mạng xã hội, group dành cho những người đang mắc tình trạng bệnh dạ dày. Để giúp người bệnh hiểu rõ hơn về các loại thảo dược và cách sử dụng […]

The post Uống trà dây có diệt được vi khuẩn HP không? Dùng như thế nào? appeared first on Đông Y Nguyễn Thu.

]]>
Trà dây có diệt được vi khuẩn hP không là vấn đề được nhiều người bệnh trao đổi, chia sẻ trên các diễn đàn, mạng xã hội, group dành cho những người đang mắc tình trạng bệnh dạ dày. Để giúp người bệnh hiểu rõ hơn về các loại thảo dược và cách sử dụng trà dây trong điều trị bệnh, bài viết đây sẽ giải đáp câu hỏi trà dây có loại bỏ được vi khuẩn hP dạ dày hay không và cách dùng như thế nào tốt nhất.

Trà dây có diệt được vi khuẩn HP không?

Trà dây hay còn gọi là chè dây hay khau rả, là loại cây mọc nhiều ở vùng núi, đặc biệt là các tỉnh thuộc vùng núi phía bắc. Chè dây là loại cây thân leo, bề mặt lá câu khá nhẵn, mặt trên có màu nhạt và mặt dưới có màu xanh thẫm. Loại cá cây này được sử dụng khá phổ biến, trong nấu nước uống hàng ngày của người dân và có nhiều tác dụng chữa bệnh bất ngờ.

Trà dây có diệt được vi khuẩn hP không? – Theo các chuyên gia, trong trà dây có nhiều tinh chất, hoạt chất có thể điều trị, loại bỏ được các vi khuẩn có hại, trong đó có vi khuẩn hP.

Trà dây có diệt vi khuẩn HP được không
Trà dây có diệt vi khuẩn HP được không

Các nghiên cứu khoa học đã chỉ ra, trong chè dây có chứa hoạt chất flavonoid, có tác dụng ức chế sự phát triển của các vi khuẩn hP gây bệnh trong dạ dày. Thường xuyên uống nước trà dây hàng ngày có tác dụng giảm hàm lượng axit trong dạ dày, ổn định nồng độ dịch vị và giúp diệt trùng, diệt vi khuẩn gây hại hiệu quả.

Nhiều chuyên gia cũng khuyến cáo, người bệnh nên uống trà dây hàng ngày, kết hợp với việc sử dụng các loại thuốc điều trị bệnh giúp giảm hiệu quả các triệu chứng của tình trạng bệnh dạ dày, cải thiện hệ tiêu hóa.

Trong Đông y, trà dây cũng là một trong những thảo dược quý có nhiều dược tính và được sử dụng phổ biến trong các bài thuốc. Trà dây có tính mát, vị ngọt, được dùng nhiều trong các bài thuốc điều trị bệnh dạ dày, tình trạng mất ngủ, ngủ không sâu giấc. Đặc biệt, các nghiên cứu cũng chỉ ra rằng, chè dây có hiệu quả rất tốt trong giảm triệu chứng đau, rát, khó chịu liên quan đến tình trạng trào ngược dạ dày, viêm loét dạ dày, tổn thương, viêm nhiễm,…

Ngoài ra, chè dây còn được sử dụng trong điều trị nhiều bệnh lý liên quan đến đường hô hấp như viêm phổi, viêm phế quản, viêm amidan, nhiễm khuẩn đường ruột,… mang lại hiệu quả rất tốt.

Với những tác dụng, hoạt chất đặc trị, với câu hỏi trà dây có diệt được vi khuẩn hp không? – Các chuyên gia khẳng định, chè dây có thể LOẠI BỎ được vi khuẩn hp và các vi khuẩn gây bệnh tại dạ dày dày, đường ruột. Tuy nhiên, để mang lại hiệu quả tốt người bệnh cần sử dụng đúng cách, đúng liều lượng.

Dùng chè dây diệt vi khuẩn hp gây bệnh dạ dày như thế nào?

Trà dây có rất nhiều công dụng với sức khỏe, đặc biệt là trong diệt vi khuẩn hp, làm lành các tổn thương, viêm nhiễm tại dạ dày,… Theo đó, trà dây có diệt được vi khuẩn hp không? – người bệnh cần tuân thủ những nguyên tắc sử dụng dưới đây:

Nguyên liệu:

Nên chuẩn bị loại trà dây đã được sấy khô để tiện dùng nhất. Khi mua nên chú ý chọn loại trà có phần trắng lấm tấm ở phía trên cánh trà, vì đây là yếu tố quyết định chất lượng và hiệu quả điều trị của trà dây.

Cách dùng:

Pha nước trà dây uống theo đúng liều lượng
Pha nước trà dây uống theo đúng liều lượng
  • Rửa trà dây qua với nước cho sạch bụi bẩn.
  • Sử dụng bình trà thật kín và sạch sẽ. Đun 200ml nước sôi 100 độ C để pha trà (cách pha như khi uống trà bình thường). Hãm nước trong khoảng 30 – 45 phút và uống.
  • Người bệnh nên uống trà dây sau bữa ăn khoảng 20-30, nên uống trà khi còn nóng ấm để cho hiệu quả điều trị bệnh và phát huy dược tính tốt nhất của thảo dược.

Sử dụng trà dây chữa đau dạ dày cần tuân thủ theo nguyên tắc về liều lượng sử dụng theo chỉ định của thầy thuốc. Mỗi ngày, 1 người bệnh không nên dùng quá 70g trà. Bởi, nếu sử dụng quá nhiều chè dây, sẽ khiến cơ thể bị khó chịu và gặp phải một số tác dụng phụ không mong muốn do lượng dược tính lớn trong trà.

Trường hợp sử dụng trà dây uống giải khát hàng ngày, không chữa bệnh chỉ nên dùng khoảng 10 – 15g, hãm với khoảng 150ml nước, ngày uống 1 lần, không nên uống quá nhiều.

Lưu ý khi sử dụng chè dây chữa vi khuẩn pH gây bệnh dạ dày

Trà dây có diệt vi khuẩn hP được? – Các chuyên gia khẳng định, trà dây có thể mang lại hiệu quả tốt trong điều trị dạ dày cũng như diệt vi khuẩn HP gây bệnh. Tuy nhiên, để mang lại hiệu quả điều trị tốt nhất, người bệnh cần ghi nhớ một số lưu ý dưới đây:

Lựa chọn loại chè dây chất lượng, đảm bảo an toàn
Lựa chọn loại chè dây chất lượng, đảm bảo an toàn
  • Liều lượng và thời gian dùng trà dây chữa dạ dày cần tuân thủ theo chỉ định của bác sĩ chuyên khoa. Tuyệt đối không sử dụng quà liều, có thể gây tác dụng phụ nguy hiểm.
  • Pha và uống trà khi còn nóng để cho dược tính tốt nhất
  • Không để trà đã pha qua đêm. Bởi, để qua đêm trà sẽ bị lên men và gây các tình trạng đầy bụng, buồn nôn, tiêu chảy,… sau khi uống.
  • Không uống trà khi đói hoặc mắc bệnh huyết áp thấp, có thể sẽ gây hoa mắt, chóng mặt, tụt huyết áp.
  • Trong thời gian sử dụng trà dây chữa đau dạ dày, không nên ăn quá nhiều các loại thức ăn chứa axit như: Cam, chanh, xoài, dưa muối và các gia vị tiêu, ớt, …
  • Hạn chế sử dụng các thực phẩm nhiều dầu mỡ, đồ ăn nhanh và các chất kích thích như rượu, bia, cà phê, thuốc lá,…

Với những thông tin trên mong rằng đã giúp người bệnh trả lời được câu hỏi trà dây có diệt vi khuẩn hP không cũng như cách dùng và những lưu ý khi sử dụng trong điều trị bệnh. Đây là mẹo chữa bằng thảo dược chỉ có tác dụng với các tình trạng bệnh lý ở giai đoạn đầu, trường hợp bệnh diễn tiến nặng cần khám và điều trị theo chỉ định của bác sĩ chuyên khoa.

The post Uống trà dây có diệt được vi khuẩn HP không? Dùng như thế nào? appeared first on Đông Y Nguyễn Thu.

]]>
https://dongynguyenthu.com/uong-tra-day-co-diet-duoc-vi-khuan-hp-khong-5257.html/feed 0
Vi khuẩn HP ở trẻ em có nguy hiểm không? Nguyên nhân và cách chữa trị hiệu quả https://dongynguyenthu.com/vi-khuan-hp-o-tre-em-co-nguy-hiem-khong-nguyen-nhan-cach-chua-tri-4973.html https://dongynguyenthu.com/vi-khuan-hp-o-tre-em-co-nguy-hiem-khong-nguyen-nhan-cach-chua-tri-4973.html#respond Mon, 23 Aug 2021 13:00:48 +0000 https://dongynguyenthu.com/?p=4973 Vi khuẩn HP ở trẻ em là một trong những bệnh lý phổ biến trên toàn thế giới, đặc biệt là các quốc gia đang phát triển – nơi có tới 10% trẻ nhỏ và 80% người trưởng thành mắc phải. Hầu hết, trẻ em nhiễm vi khuẩn thường không có triệu chứng hoặc rất […]

The post Vi khuẩn HP ở trẻ em có nguy hiểm không? Nguyên nhân và cách chữa trị hiệu quả appeared first on Đông Y Nguyễn Thu.

]]>
Vi khuẩn HP ở trẻ em là một trong những bệnh lý phổ biến trên toàn thế giới, đặc biệt là các quốc gia đang phát triển – nơi có tới 10% trẻ nhỏ và 80% người trưởng thành mắc phải. Hầu hết, trẻ em nhiễm vi khuẩn thường không có triệu chứng hoặc rất khó để nhận biết, lâu dài sẽ gây viêm loét dạ dày tá tràng trong giai đoạn trưởng thành và 1% biến chứng thành ung thư dạ dày. Chính vì vậy bố mẹ cần chủ động tìm hiểu kiến thức về căn bệnh này để phòng tránh và chữa trị kịp thời cho con nhé!

Các dấu hiệu nhận biết vi khuẩn hp ở trẻ em

Vi khuẩn HP (Helicobacter Pylori) là vi khuẩn gram âm phát triển chậm, tồn tại ở dạng vi sinh và có tính di động rất cao. Đây là nguyên nhân chủ yếu gây ra viêm loét dạ dày, thế nhưng chúng lại rất khó phát hiện ở trẻ nhỏ.

vi khuẩn hp ở trẻ em gây viêm loét dạ dày
vi khuẩn hp ở trẻ em gây viêm loét dạ dày

Bố mẹ có thể chú ý một số dấu hiệu dưới đây giúp nhận biết vi khuẩn hp ở trẻ:

– Hiện tượng đau bụng âm ỉ, khó chịu (đặc biệt sau bữa ăn hoặc nửa đêm khi bụng đói)

– Đầy hơi, chướng bụng

– Con ăn không ngon miệng, chán ăn hoặc bỏ bữa

– Ợ hơi hoặc nôn trớ

– Sụt cân không rõ nguyên do

– Con xanh xao và luôn cảm giác mệt mỏi

– Con bị hôi miệng mặc dù có vệ sinh răng miệng hàng ngày

Các dấu hiệu của vi khuẩn HP có thể giống với triệu chứng của một số bệnh lý khác. Do vậy, bố mẹ cũng không nên chủ quan. Hãy đưa con tới các cơ sở y tế để được thăm khám khi cần thiết.

Vi khuẩn hp ở trẻ em có nguy hiểm không? khi nào cần điều trị?

Vi khuẩn HP có khả năng lây lan rất nhanh. Theo ước tính, tại Việt Nam có khoảng 70% người trưởng thành và hơn 55% trẻ em bị nhiễm. Mặc dù đây là một căn bệnh không gây nguy hiểm tức thì nhưng lại rất khó điều trị dứt điểm.

Nếu để lâu ngày, vi khuẩn HP có thể gây ra viêm loét diện rộng làm chảy máu, thủng dạ dày thậm chí là ung thư dạ dày.

Trẻ em là một trong những đối tượng dễ nhiễm HP nhất. Một số nguyên nhân bắt nguồn từ việc ôm hôn trẻ, nhai mớm thức ăn bằng miệng cho con, thực phẩm không đảm bảo hoặc môi trường sống mất vệ sinh. Bên cạnh việc dễ lây nhiễm thì hiện tượng bệnh ở trẻ cũng rất khó đoán.

Vi khuẩn HP rất dễ lây nhiễm ở trẻ nhỏ và gây ra nhiều biến chứng
vi khuẩn HP rất dễ lây nhiễm ở trẻ nhỏ và gây ra nhiều biến chứng

Vậy khi nào cần điều trị? Bố mẹ hãy để tâm và đưa trẻ đến các cơ sở y tế nếu gặp những hiện tượng sau: đau bụng thường xuyên, nôn chớ nhiều lần hoặc nôn ra máu. Ngoài ra, nên đưa bé đi xét nghiệm nếu trong gia đình có người bị nhiễm vi khuẩn HP do yếu tố di truyển

Các phương pháp chuẩn đoán vi khuẩn hp ở trẻ em

  1. Nội soi

Đây là một trong những phương pháp tiến tiến, hiện đại và nhanh chóng nhất trong việc kiểm tra vi khuẩn HP. Với phương pháp này, bệnh nhân sẽ được kiểm tra một cách chi tiết đường tiêu hóa bằng cách đưa ống soi từ khoang miệng xuống dạ dày. Từ đó có thể chuẩn đoán bệnh chính xác nhất.

  1. Sinh thiết

Phương pháp được thực hiện khi nội soi dạ dày. Bệnh nhân sẽ được lấy mẫu ở niêm mạc dạ dày để làm Urease nhanh hoặc nuôi cáy. Từ đó dưa ra được kết luận có bị nhiễm vi khuẩn HP hay không?

  1. xét nghiệm máu:

Khi bị nhiễm vi khuẩn HP, kháng thể HP sẽ xuất hiện và lưu thông ở trong máu. Chính vì vậy việc xét nghiệm máu cũng sẽ giúp người bệnh test được vi khuẩn có trong các bộ phận khác như dạ dày, khoang miệng,…

  1. xét nghiệm hơi thở:

Đây là một xét nghiệm đơn giản nhưng cũng đem lại kết quả chính xác cao. Các xét nghiệm này kiểm tra xem có bất kỳ carbon nào sau khi con bạn uống một loại chất lỏng đặc biệt hay không? Nếu tìm thấy cacbon, điều đó có nghĩa là có Helicobacter Pylori.

  1. xét nghiệm phân

Đây là một phương pháp xét nghiệm kháng nguyên trong phân giúp chuẩn đoán chính xác người bị nhiễm. Phương pháp này có ưu điểm phù hợp với mọi lứa tuổi, giá thành rẻ nhưng các bước lấy mẫu và xét nghiệm phân vẫn gặp phải các nhược điểm khó tránh.

Trẻ em bị nhiễm khuẩn hp phải làm sao? Các cách điều trị hiệu quả nhất

Việc điều trị sẽ tùy thuộc vào các triệu chứng, tuổi tác và sức khỏe chung của con bạn. Nó cũng sẽ phụ thuộc vào mức độ nghiêm trọng của tình trạng.

Điều trị vi khuẩn HP ở trẻ em hiệu quả bằng thuốc
Điều trị vi khuẩn HP ở trẻ em hiệu quả bằng thuốc

Điều trị có thể bao gồm thuốc kháng sinh để tiêu diệt vi khuẩn và thuốc ngăn chặn việc tiết axit bao gồm:

  • Thuốc chẹn H2. Thuốc giúp làm giảm lượng axit trong dạ dày bằng cách ngăn chặn hormone histamine (Histamine giúp tạo ra axit).
  • Thuốc ức chế bơm proton. Những chất này giúp ngăn dạ dày tạo ra axit bằng cách ngăn không cho máy bơm axit của dạ dày hoạt động.
  • Chất bảo vệ niêm mạc dạ dày: Thuốc bảo vệ niêm mạc dạ dày khỏi axit cũng giúp tiêu diệt vi khuẩn.

Cách phòng ngừa nhiễm trùng HP ở trẻ em

Vi khuẩn HP ở trẻ em luôn là một vấn đề khiến các phụ huynh phải đau đầu bởi những triệu chứng bệnh không rõ ràng. Nhưng những thói quen tốt cho sức khỏe hoặc vệ sinh cá nhân có thể giúp giữ an toàn cho con bạn. Những thói quen này bao gồm:

  • Rửa tay bằng xà phòng và nước: Phụ huynh nên tập cho con thói quen này sau khi đi vệ sinh và trước khi ăn.
  • Ăn thực phẩm đã được làm sạch và nấu chín một cách an toàn
  • Uống nước sạch và an toàn
  • Tạo không gian môi trường sống xanh-sạch-đẹp, tránh sinh sống ở những nơi ô nhiễm, kém vệ sinh
  • Tránh tiếp xúc thân mật với người nhiễm vi khuẩn HP để ngăn ngừa khả năng lây nhiễm
  • Thường xuyên cho các bé thăm khám định kỳ

The post Vi khuẩn HP ở trẻ em có nguy hiểm không? Nguyên nhân và cách chữa trị hiệu quả appeared first on Đông Y Nguyễn Thu.

]]>
https://dongynguyenthu.com/vi-khuan-hp-o-tre-em-co-nguy-hiem-khong-nguyen-nhan-cach-chua-tri-4973.html/feed 0
Vi khuẩn HP là gì? Có lây không? Cách điều trị hiệu quả https://dongynguyenthu.com/vi-khuan-hp-4163.html https://dongynguyenthu.com/vi-khuan-hp-4163.html#comments Mon, 31 May 2021 08:05:35 +0000 https://dongynguyenthu.com/?p=4163 Vi khuẩn HP với tên đầy đủ là Helicobacter Pylori, đây là loại virus HP có khả năng sinh sống trong môi trường dạ dày của con người. Có rất nhiều loại vi khuẩn HP khác nhau, tuy nhiên nhiễm HP mang gen CagA có thể gây các bệnh lý về dạ dày – tá […]

The post Vi khuẩn HP là gì? Có lây không? Cách điều trị hiệu quả appeared first on Đông Y Nguyễn Thu.

]]>
Vi khuẩn HP với tên đầy đủ là Helicobacter Pylori, đây là loại virus HP có khả năng sinh sống trong môi trường dạ dày của con người. Có rất nhiều loại vi khuẩn HP khác nhau, tuy nhiên nhiễm HP mang gen CagA có thể gây các bệnh lý về dạ dày – tá tràng cho con người. 

Vi khuẩn HP là gì? Cơ chế hoạt động

Vi khuẩn HP với tên khoa học là Helicobacter Pylori, đây là một loại chủng vi khuẩn được tìm thấy là nguyên nhân hàng đầu gây nên các bệnh lý về viêm loét dạ dày.

Hình ảnh vi khuẩn HP
Hình ảnh vi khuẩn HP

Vi khuẩn H pylori là gì? Chúng là các loại vi khuẩn có thể sống được trong môi trường acid khắc nghiệt trong dạ dày của người. Vi khuẩn HP dạ dày được tìm thấy là loại mang mã gen CagA, chúng hoạt động khiến cho dạ dày bị tổn thương, gây viêm loét dạ dày và viêm loét tá tràng.

Khuẩn HP có hình dạng chữ S, chiều dài khoảng 1,5 – 5 µm. Chúng được cấu tạo với 4 – 6 lông mảnh ở mỗi đầu giúp chuyển động tốt trong môi trường dịch nhầy của dạ dày. Vi khuẩn này thường cư trú nhiều nhất ở vùng hang vị, sau đó là thân vị, tá tràng.

Cơ chế hoạt động của khuẩn HP trong dạ dày ban đầu sẽ là tấn công vào bao tử người, gây tình trạng rối loạn tiêu hóa và viêm loét niêm mạc. Quá trình phá hủy niêm mạc dạ dày không gây ra cơn đau đớn cục bộ bởi chúng diễn ra trong nhiều năm liền. Đây cũng là nguyên nhân khiến cho chúng ta không phát hiện được bệnh sớm ở thời kỳ khởi phát.

Ngoài vi khuẩn HP mang gen CagA, những khuẩn HP khác có thể không gây nên tình trạng viêm loét dạ dày. Chúng đơn giản chỉ là những vi khuẩn cộng sinh trong cơ thể, hỗ trợ đường ruột làm việc tốt hơn. Thêm vào đó, vi khuẩn HP còn giúp tiêu diệt các nhân tố có hại cho đường tiêu hóa, giúp bảo vệ ruột và ngăn ngừa nhiễm trùng.

Vi khuẩn HP có lây không? Con đường lây nhiễm

Có rất nhiều câu hỏi đặt ra về vi khuẩn HP, trong đó vấn đề bạn đọc lo lắng nhất đó là vi khuẩn này có khả năng lây nhiễm không. Tại Việt Nam, người ta nghiên cứu thấy có tới 80% trường hợp bệnh dạ dày là do vi khuẩn HP gây nên. Nguyên nhân bởi loại vi khuẩn này hoàn toàn có thể lây lên bởi thói quen sinh hoạt cộng đồng.

Việc ăn uống không đảm bảo vệ sinh an toàn, không rửa tay trước khi ăn có thể khiến người bệnh bị bệnh viêm dạ dày HP. Ngoài ra, thói quen dùng chung đồ đạc sinh hoạt, sử dụng dụng cụ y tế khi đưa vào cơ thể chưa được vệ sinh hoàn toàn cũng là yếu tố gây bệnh.

Vi khuẩn HP có thể dễ dàng lây thông qua tiếp xúc nước bọt
Vi khuẩn HP có thể dễ dàng lây thông qua tiếp xúc nước bọt

Cụ thể, những yếu tố làm gia tăng sự lây lan của vi khuẩn HP như sau:

  • Lây qua đường miệng – miệng: Vi khuẩn HP tồn tại ở khoang miệng và có trong nước bọt. Khi bạn tiếp xúc với giọt bắn của người bệnh, dùng chung đồ đạc cá nhân, hôn môi, mớm thức ăn cho trẻ, ho, dùng chung chén đũa,… sẽ khiến vi khuẩn lây lan.
  • Lây qua đường dạ dày – miệng: Khi người bệnh bị đau dạ dày có xuất hiện tình trạng trào ngược thực quản, với các biểu hiện như ợ hơi, ợ chua, buồn nôn,… Những vi khuẩn HP trong dạ dày có cơ hội phát tán ra ngoài không khí, gây lây nhiễm sang mọi người xung quanh.
  • Lây truyền qua đường dạ dày: Tình huống gặp phải nhiều nhất trong trường hợp này là khi bạn đi khám bệnh dạ dày tại các cơ sở điều trị. Việc vệ sinh ống nội soi dạ dày không kỹ có thể khiến cho vi khuẩn HP vẫn tồn tại trên bề mặt và lây sang người lành không mắc bệnh.
  • Lây truyền qua thói quen vệ sinh: Vệ sinh trong quá trình ăn uống, đặc biệt là sau khi đi vệ sinh rất quan trọng. Phân của người mắc bệnh có chứa nhiều ấu trùng khuẩn HP, khi đi vệ sinh xong người bệnh không rửa tay, vi khuẩn sẽ theo đó nhiễm vào các dụng cụ, vật trung gian, ruồi bọ,…

Qua đây, chúng ta có thể vi khuẩn HP là một dạng rất dễ lây nhiễm trong cộng đồng. Vì vậy bạn đọc không được chủ quan trong sinh hoạt mà luôn cần cẩn thận, phòng ngừa tối đa các nguy cơ lây nhiễm bệnh lý này.

Triệu chứng nhiễm vi khuẩn HP trong dạ dày

Phát hiện vi khuẩn HP bằng cách nào? Những dấu hiệu cho thấy bạn bị nhiễm vi khuẩn HP gây viêm loét dạ dày tá tràng như sau:

  • Cảm thấy đau rát vùng dạ dày, tá tràng.
  • Thường xuyên cảm thấy buồn nôn hoặc nôn.
  • Ợ hơi, ợ chua thường xuyên.
  • Đầy hơi, chướng bụng, khó tiêu.
  • Trào ngược dạ dày thực quản.
  • Rối loạn tiêu hóa.
  • Giảm cân nghiêm trọng, cơ thể suy nhược.
  • Phân bị thay đổi bất thường, có thể lẫn máu hoặc có màu đen.
Chán ăn, khó tiêu là các biểu hiện của bệnh
Chán ăn, khó tiêu là các biểu hiện của bệnh

Có thể thấy rằng, bị nhiễm vi khuẩn HP triệu chứng không khác so với biểu hiện của bệnh viêm loét dạ dày – tá tràng khiến người bệnh dễ nhầm lẫn. Do đó để phát hiện một cách chính xác nhất, bạn nên đến thăm khám tại các cơ sở y tế để được định hướng phác đồ điều trị hợp lý nhất.

Đối tượng nào dễ nhiễm bệnh HP trong dạ dày?

Dựa trên những nguyên nhân lây nhiễm của bệnh, chúng ta có thể thấy rằng bất kỳ đối tượng nào cũng có nguy cơ nhiễm phải bệnh lý này. Tuy nhiên tỷ lệ mắc bệnh cao hay thấp còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố như tuổi tác, thói quen sống và môi trường sinh hoạt.

Trẻ nhỏ có nguy cơ nhiễm khuẩn cao nhất do thói quen sinh hoạt xấu
Trẻ nhỏ có nguy cơ nhiễm khuẩn cao nhất do thói quen sinh hoạt xấu

Đối tượng trẻ nhỏ thường có nguy cơ lây nhiễm vi khuẩn HP trong dạ dày cao nhất. Nguyên nhân bởi trẻ em chưa ý thức được trong việc giữ gìn vệ sinh, sức đề kháng còn yếu kém. Ngoài ra, bố mẹ thường có thói quen hôn môi trẻ cũng khiến bé tăng nguy cơ lây nhiễm cao hơn thông thường.

Ở Việt Nam hiện nay, khảo sát chỉ ra rằng có đến 70% người lớn bị nhiễm loại vi khuẩn này, tuy nhiên không phải ai cũng mắc bệnh viêm dạ dày HP. Do đó để kiểm soát bệnh một cách tốt nhất, bạn nên thực hiện thăm khám định kỳ để phát hiện và điều trị sớm.

Các phương pháp xét nghiệm chẩn đoán bệnh

Để biết chính xác mình có đang bị nhiễm vi khuẩn HP hay không, bạn đọc nên thăm khám sớm tại các cơ sở y tế uy tín. Bác sĩ chuyên khoa có thể chỉ định cho bạn làm một số loại xét nghiệm để nhận định vi khuẩn HP trong dạ dày.

Những phương pháp xét nghiệm phổ biến thường được áp dụng như:

  • Xét nghiệm hơi thở: Thực hiện xét nghiệm để tìm ra khuẩn HP bằng phương pháp Test hơi thở Ure là một bước thực hiện đơn giản, người bệnh chỉ cần thở vào dụng cụ được bác sĩ cung cấp. Hơi thở này được đưa vào máy để phân tích, xét nghiệm, từ đó đưa ra những phản ánh chính xác qua kết quả. Nếu kết quả dương tính thì bệnh nhân đã nhiễm vi khuẩn HP, kết quả xét nghiệm âm tính cho thấy bạn không bị nhiễm bệnh.
  • Xét nghiệm biểu đồ máu: Trong trường hợp cơ thể bị nhiễm khuẩn HP, những kháng thể HP sẽ tự sản sinh và lưu thông trong máu. Vì vậy việc xét nghiệm máu có thể giúp bác sĩ nhận định việc có hay không vi khuẩn HP trong cơ thể của người bệnh.
  • Xét nghiệm phân: Xét nghiệm phân cũng là một phương pháp giúp phán đoán chính xác xem bệnh nhân có đang nhiễm khuẩn HP hay không. Thông qua phản ứng miễn dịch test thử nhanh thấy xuất hiện kháng nguyên HP Antigen thì có thể nhận định ngay người bệnh đang mắc vi khuẩn HP. Phương pháp này có ưu điểm về giá thành, độ chính xác cao nhưng thường khó khăn trong việc lấy mẫu bệnh phẩm cho cả người bệnh và bác sĩ.

Ngoài ra, để biết chính xác mức độ tổn thương ở dạ dày, bác sĩ có thể tiến hành nội soi dạ dày và sinh thiết tế bào niêm mạc. Từ đó bác sĩ sẽ đánh giá được khả năng tác động của khuẩn HP, từ đó đề ra cách tiêu diệt vi khuẩn HP trong dạ dày một cách tốt nhất.

Cách điều trị nhiễm khuẩn hiệu quả nhất

Cách tiêu diệt vi khuẩn HP trong dạ dày như thế nào tốt nhất? Hiện nay có rất nhiều phương pháp điều trị vi khuẩn HP mà người bệnh có thể lựa chọn để áp dụng. Điều trị vi khuẩn HP trong bao lâu còn phụ thuộc vào thể trạng sức khỏe, mức độ hiện tại của bệnh cũng như khả năng đáp ứng thuốc điều trị của mỗi cá nhân.

Một số phương án điều trị nhiễm khuẩn HP dạ dày hiệu quả có thể kể đến đó là sử dụng thuốc Tây y, áp dụng các bài thuốc Đông y hoặc điều trị bệnh tại nhà bằng mẹo chữa. Với từng phương pháp điều trị điều có ưu – nhược điểm riêng, người bệnh nên tham khảo ý kiến bác sĩ chuyên khoa trước khi lựa chọn thực hiện.

Uống thuốc Tây y tiêu diệt vi khuẩn HP

Điều trị nhiễm khuẩn HP bằng thuốc Tây y là một phương pháp điều trị rất phổ biến và được sử dụng trong hầu hết các trường hợp. Đây là một phương án điều trị khoa học, cho tác dụng nhanh chóng và kiểm soát tốt các triệu chứng bệnh.

Sử dụng thuốc uống Tây y tiêu diệt vi khuẩn
Sử dụng thuốc uống Tây y tiêu diệt vi khuẩn

Nhóm thuốc kháng sinh phù hợp nhất giúp tiêu diệt hoàn toàn vi khuẩn HP trong dạ dày như: Amoxicillin, Tetracycline, Clarithromycin, Metronidazol, Tinidazol,… Ngoài ra, một số nhóm thuốc giúp hỗ trợ cải thiện triệu chứng viêm loét dạ dày cũng được chỉ định dùng kết hợp đó là:

  • Thuốc ức chế bơm Proton: Omeprazole, Esomeprazole,…
  • Nhóm thuốc kháng thụ thể H2: Bao gồm Cimetidin, Nizatidine, Famotidine,…
  • Nhóm thuốc ức chế acid dịch vị: CaCO3, NaHCO3,…
  • Thuốc tráng men, bảo vệ niêm mạc dạ dày: Prostaglandin, Sucralfate,…

Nhóm thuốc Tây y cho hiệu quả chữa trị nhanh nhưng không được khuyến khích sử dụng nhiều bởi chúng có thể gây nên tác dụng phụ đối với sức khỏe. Người bệnh chỉ nên sử dụng thuốc ở giai đoạn đầu giúp ức chế nhanh bệnh lý, không nên dùng thuốc trong trường hợp điều trị bệnh dài ngày.

Trong quá trình sử dụng thuốc, người bệnh cần tuyệt đối tuân thủ hướng dẫn và liều dùng từ phía bác sĩ chuyên khoa. Việc sử dụng sai liều lượng, không đúng thuốc hoàn toàn có thể gây hậu quả xấu đối với sức khỏe, gây mệt mỏi, suy nhược cơ thể. Ngoài ra, vi khuẩn HP có thể xuất hiện hiện tượng kháng thuốc, gây khó khăn cho lần điều trị sau.

Sử dụng các bài thuốc Đông y điều trị

Đông y trị vi khuẩn HP là một phương pháp đã có từ lâu đời, cho đến nay vẫn chứng minh được công dụng trong điều trị bệnh lý dài ngày ưu điểm vượt trội hơn hẳn so với Tây y. Bài thuốc Đông y sử dụng các dược liệu tự nhiên kết hợp, gia giảm theo sự nghiên cứu của cha ông truyền lại giúp đem đến hiệu quả trong chữa trị chứng viêm dạ dày do vi khuẩn HP.

Sử dụng thảo dược Đông y điều trị nhiễm khuẩn HP hiệu quả
Sử dụng thảo dược Đông y điều trị nhiễm khuẩn HP hiệu quả

Thuốc Đông y tập trung điều trị từ nguồn gốc của bệnh là các vi khuẩn HP trú ngụ trong dạ dày, tiêu diệt tận gốc và đào thảo chúng ra ngoài cơ thể. Đồng thời thuốc cũng giúp ngăn chặn các vấn đề về dạ dày, làm lành những vết loét niêm mạc và dần khôi phục hoạt động vốn có của cơ quan tiêu hóa.

Một số loại dược liệu tự nhiên có công dụng rất tốt trong điều trị vi khuẩn HP, cải thiện chức năng tiêu hóa và tái tạo niêm mạc được sử dụng nhiều như: Mật ong, ô tặc cốt, bạch thược, cam thảo, phục linh, bạch truật, ý dĩ, trần bì, tam thất,…

Vì dược tính kháng sinh của thuốc Đông y 100% đến từ tự nhiên khác với dược tính sinh học có trong thuốc Tây y nên người bệnh hoàn toàn yên tâm về độ an toàn, lành tính của thuốc. Tuy nhiên, thời gian điều trị cần dài hơn để thuốc phát huy tối đa công dụng, vì thế người bệnh cần hết sức kiên trì trong thời gian chữa để bệnh mau khỏi.

Cách tốt nhất để sử dụng các bài thuốc Đông y một cách hiệu quả, người bệnh nên đến các trung tâm Y học cổ truyền uy tín để thăm khám. Lương y sẽ bắt mạch để chẩn bệnh cho bạn, sau đó kê đơn, bốc thuốc sao cho phù hợp với cơ địa cá nhân giúp chữa trị đúng bệnh – đúng thuốc.

Mẹo chữa viêm đau dạ dày do khuẩn HP từ dân gian

Từ xưa khi y học hiện đại còn chưa phát triển, những bài thuốc dân gian luôn chứng minh được công dụng tốt trong cải thiện nhiều bệnh lý, trong đó có viêm loét dạ dày – tá tràng. Hiện nay, một số bài thuốc tốt vẫn được người bệnh truyền tai nhau áp dụng bởi chúng đơn giản, dễ thực hiện và công hiệu tốt.

Chữa vi khuẩn HP bằng lá chè dây

Chè dây là một trong những loại thảo dược chữa vi khuẩn HP được rất nhiều người biết đến từ lâu. Y học hiện đại cũng đã có một số nghiên cứu về loại cây này và khẳng định hiệu quả của chúng trong điều trị bệnh lý đường ruột, trong đó có khả năng tiêu diệt vi khuẩn HP.

Bài thuốc chữa bệnh với cây chè dây
Bài thuốc chữa bệnh với cây chè dây

Trong thành phần lá chè dây có chứa hoạt chất Flavonoid, chúng giúp giảm đau và tái tạo vết thương tốt. Loại chè dùng để làm thuốc thường là lá cây còn non, được đem rửa sạch, sấy khô hoặc đem sao vàng – hạ thổ.

Cách thực hiện bài thuốc từ lá chè dây khô như sau:

  • Sử dụng khoảng 10g lá chè dây khô, đem rửa sạch rồi đổ một ít nước đun sôi để tráng chè.
  • Đổ hết phần nước tráng đi, sau đó chế thêm khoảng 150ml nước sôi vào hãm.
  • Chờ khoảng 10 sau khi nước chè đã ngấm, dùng để uống dần trong ngày.

Chè dây có thể sử dụng để uống nóng hoặc uống lạnh đều được, khi sử dụng bạn có thể cảm nhận được mùi thơm nhẹ tự nhiên kết hợp với vị ngọt của chè. Bạn có thể sử dụng nước lá chè dây để uống hàng ngày mà không cần phải lo lắng về tác dụng phụ của thuốc có thể xảy ra.

Lá khôi tía điều trị bệnh

Lá khôi tía hay còn được gọi với cái tên dân gian là cây độc lực, lá khôi nhung,… Loại lá này có thể chữa chứng đau bụng, đau dạ dày, viêm loét dạ dày hiệu quả. Trong lá khôi tía có tính kiềm, sẽ giúp trung hòa và làm giảm lượng acid dịch vị dạ dày, từ đó tạo điều kiện bất lợi cho vi khuẩn HP.

Tây y cũng nghiên cứu rằng, lá khôi tía có chứa tanin, glycosid. Đây đều là những loại chất giúp làm se bề mặt vết thương nhanh chóng, hỗ trợ điều trị nhanh viêm loét dạ dày. Lá còn chứa thành phần kháng viêm, giảm đau, cải thiện ợ chua hay nóng rát vùng thượng vị.

Bạn đọc có thể sử dụng bài thuốc từ lá cây khôi tía như sau:

  • Lấy khoảng 20g nước lá khôi tía, đem rửa sạch rồi bỏ vào ấm (có thể sử dụng lá khôi tía tươi hoặc khô đều được.
  • Đổ thêm khoảng 300ml nước để đun trong khoảng 15 phút, sau đó đợi cho nguội bớt rồi gạn ra bát uống.
  • Sử dụng nước lá khôi tía hàng ngày sẽ giúp bạn tiêu diệt vi khuẩn HP, giảm viêm đau dạ dày một cách hiệu quả.

Dùng lá cây dạ cẩm

Thêm một loại cây đến từ tự nhiên công dụng rất tốt trong điều trị bệnh dạ dày được nhiều người biết đến đó là cây dạ cẩm. Dân gian gọi Dạ cẩm với cái tên như cây đất lượn, cây loét mồm. Với vị đắng đặc trưng, cây dạ cẩm có công dụng chính là giải độc cơ thể, giải nhiệt, kháng viêm, giảm đau, lợi tiểu.

Bên cạnh đó, loại cây này cũng có khả năng làm giảm lượng acid trong dạ dày, hỗ trợ tiêu diệt vi khuẩn HP, cải thiện nhanh các vết loét dạ dày – tá tràng.

Dùng cây dạ cẩm cải thiện viêm loét dạ dày do nhiễm khuẩn HP
Dùng cây dạ cẩm cải thiện viêm loét dạ dày do nhiễm khuẩn HP

Dạ cẩm sử dụng trong điều trị vi khuẩn HP có thể dùng cả cây, nhưng dược tính tốt nhất thường nằm ở phần lá và rễ non nhiều hơn cả. Người bệnh thu hoạch cây dạ cẩm về chặt khúc rồi đem sấy hoặc phơi khô.

Sau đó cất đi bảo quản để dùng điều chế thành các bài thuốc khác nhau như:

  • Cách 1: Sử dụng khoảng 40g cây dạ cẩm rửa sạch, sắc với 500ml nước. Đun cạn đến khi còn khoảng ⅔ ấm thì tắt bếp, chia làm 2 phần nước uống trong ngày. Bạn nên sử dụng thuốc trước khi ăn và dùng liên tục trong khoảng 10 ngày để thấy kết quả điều trị tốt.
  • Cách 2: Bạn dùng khoảng 300g cây dạ cẩm, 900g đường phèn. Đem lên chảo đun hỗn hợp cho đến khi quyện thành cao hoặc siro. Đổ vào lọ thủy tinh bảo quản rồi dùng để pha uống hàng ngày. Người bệnh kiên trì sử dụng trong 30 ngày sẽ thấy bài thuốc phát huy công dụng đáng kể.

Đây là một số loại cây thuốc có tác dụng tốt trong hỗ trợ điều trị viêm loét dạ dày do nhiễm khuẩn HP. Tuy nhiên người bệnh cần lưu ý rằng, bài thuốc dân gian không có tác dụng nhiều đối với trường hợp bệnh nặng, bạn cần thăm khám chuyên khoa sớm để được định hướng điều trị dứt điểm.

Bị nhiễm vi khuẩn HP nên ăn gì, kiêng gì?

Một trong những biện pháp giúp hỗ trợ điều trị nhiễm khuẩn HP một cách tốt nhất đó là các phương pháp chăm sóc sức khỏe tại nhà kết hợp với lối sống lành mạnh. Người bệnh cần luôn giữ tinh thần thoải mái, không lo âu, thường xuyên tập luyện thể thao để tăng cường sức khỏe.

Thay đổi thói quen ăn uống nhằm hỗ trợ điều trị bệnh
Thay đổi thói quen ăn uống nhằm hỗ trợ điều trị bệnh

Bên cạnh đó, chế độ dinh dưỡng trong thời gian điều trị cũng ảnh hưởng rất nhiều đến sức khỏe người bệnh và quá trình hồi phục. Người bệnh cần lưu ý bổ sung các loại thực phẩm có lợi cho cơ thể như sau:

  • Các loại trà: Trà xanh hay trà đen đều giúp phòng ngừa vi khuẩn HP, làm lành các vết thương.
  • Ngũ cốc nguyên hạt.
  • Trái cây, các loại quả chín, rau lá có màu xanh đậm.
  • Mật ong, gừng, nghệ, tỏi đều giúp ức chế hoạt động của vi khuẩn.

Biện pháp phòng tránh nhiễm khuẩn HP cho sức khỏe

Vi khuẩn HP mang gen CagA khi xâm nhập vào cơ thể có thể gây bệnh lý dạ dày như viêm loét, thậm chí là ung thư dạ dày. Bệnh có nguy cơ lây nhiễm trong cộng đồng cao, do đó chúng ta cần hết sức cẩn thận trong sinh hoạt để tránh bị nhiễm bệnh và ngăn ngừa vi khuẩn lây lan ra bên ngoài.

Những biện pháp giúp phòng tránh tối đa việc lây nhiễm vi khuẩn HP đó là:

  • Tránh xa những loại đồ ăn bày bán trên vỉa hè vì chúng không đảm bảo vệ sinh, chứa nhiều vi khuẩn có khả năng lây nhiễm bệnh.
  • Hạn chế việc sử dụng thuốc lá, bia rượu, đồ uống có ga, đồ ăn cay nóng vì chúng không tốt cho sức khỏe dạ dày, làm các vết loét ở niêm mạc trở nên nghiêm trọng hơn.
  • Tránh việc sử dụng chung bát đĩa, đồ dùng cá nhân như khăn mặt, bàn chải để tránh nguy cơ lây nhiễm từ người này sang người khác.
  • Rửa tay thật sạch sẽ trước khi ăn, khi chế biến thức ăn và sau khi đi vệ sinh để ngăn vi khuẩn bám vào tay lây lan sang các bề mặt khác.
  • Xử lý các chất thải gọn gàng, sạch sẽ, nên xây dựng hệ thống công trình phụ sạch để đảm bảo vệ sinh môi trường.
  • Thăm khám sức khỏe định kỳ để có thể phát hiện bệnh sớm và kịp thời điều trị.

Trên đây là những thông tin chi tiết về vi khuẩn HP, nguyên nhân gây bệnh và hướng điều trị hiệu quả. Hi vọng qua bài viết này, bạn đọc đã có thêm kiến thức để điều trị bệnh lý dạ dày do nhiễm khuẩn HP gây ra cũng như biết cách phòng ngừa hiệu quả. Chúc bạn sớm khỏi bệnh!

The post Vi khuẩn HP là gì? Có lây không? Cách điều trị hiệu quả appeared first on Đông Y Nguyễn Thu.

]]>
https://dongynguyenthu.com/vi-khuan-hp-4163.html/feed 100
5 Cách điều trị nhiễm vi khuẩn HP gây đau dạ dày tận gốc rễ https://dongynguyenthu.com/5-cach-dieu-tri-nhiem-vi-khuan-hp-gay-dau-da-day-226.html https://dongynguyenthu.com/5-cach-dieu-tri-nhiem-vi-khuan-hp-gay-dau-da-day-226.html#comments Wed, 28 Apr 2021 10:16:16 +0000 https://blogchuakhoibenhdaday.com/?p=226 Điều trị nhiễm vi khuẩn HP dạ dày tưởng chừng rất khó nhưng hóa ra lại vô cùng đơn giản, nếu người bệnh biết cách áp dụng đúng theo hướng dẫn mà bác sĩ đề ra. Giáo sư Đào Văn Long (Giám Đốc Bệnh viện Đại học Y Hà Nội) cho biết: Đau dạ dày […]

The post 5 Cách điều trị nhiễm vi khuẩn HP gây đau dạ dày tận gốc rễ appeared first on Đông Y Nguyễn Thu.

]]>
Điều trị nhiễm vi khuẩn HP dạ dày tưởng chừng rất khó nhưng hóa ra lại vô cùng đơn giản, nếu người bệnh biết cách áp dụng đúng theo hướng dẫn mà bác sĩ đề ra.

Giáo sư Đào Văn Long (Giám Đốc Bệnh viện Đại học Y Hà Nội) cho biết: Đau dạ dày Hp chủ yếu do vi khuẩn Hp gây ra. Và theo thống kê có tới 70% dân số nước ta nhiễm khuẩn Hp, cứ khoảng 1000 người có tới 700 người nhiễm khuẩn. Loại vi khuẩn này có thể gây đau dạ dày, viêm loét dạ dày hoặc ung thư dạ dày. Chẳng hạn, tại thành phố Hồ Chí Minh đã có 90% dân số đau dạ dày do sự xuất hiện của vi khuẩn này trong hệ tiêu hóa, đặc biệt dạ dày.

Tuy nhiên, không phải trường hợp nào nhiễm khuẩn Hp cũng gây bệnh, bởi theo các nhà khoa học đã kiểm chứng có rất nhiều bệnh nhân có thể chung sống hòa bình với vi khuẩn Hp mà không xảy ra bất kỳ triệu chứng đau nào.

I. Tìm hiểu về bệnh đau dạ dày Hp

Đau dạ dày Hp là một trong những bệnh lý nguy hiểm của đường tiêu hóa. Bệnh xảy ra do sự hiện diện của chủng vi khuẩn Hp trong niêm mạc dạ dày. Loại khuẩn này chính là nguyên nhân hàng đầu gây viêm loét dạ dày và làm tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư dạ dày lên 2 – 6 lần.

1/ Vi khuẩn hp gây viêm đau dạ dày là gì

Theo thông tin giáo sư Đào Văn Long cung cấp: Vi khuẩn Hp gây đau dạ dày có tên khoa học đó là Helicobacter pylori (được đặt theo tên của người phát hiện). Đây là loại xoắn khuẩn hình chữ S gram âm có khả năng sống trong môi trường kỵ khí (môi trường sống thiếu khí oxy) như niêm mạc dạ dày. Chúng được hai nhà bác học người Úc có tên là Robin Warren và  Barry Marshall phát hiện vào năm 1982 sau cuộc làm sinh thiết mô tế bào cho bệnh nhân bị đau dạ dày.

Về cơ chế gây bệnh của vi khuẩn Hp như sau: Sau khi xâm nhập vào cơ thể, vi khuẩn Hp sẽ theo tiến sâu đến dạ dày và sống ở lớp niêm mạc dạ dày. Lúc này, chúng sản sinh ra hoạt chất có tên gọi là urease. Chất này có khả năng phá hủy niêm mạc dạ dày, gây ra những tổn thương và hình thành đau dạ dày Hp.

2/ Nguyên nhân gây viêm dạ dày hp

Một vài nguyên nhân điển hình lây nhiễm vi khuẩn Hp chủ yếu

  • Sống trong môi trường có nguồn nước ô nhiễm: Nếu bạn sống trong môi trường có nguồn nước ô nhiễm, không đảm bảo vệ sinh, khả năng bạn bị nhiễm vi khuẩn Hp xảy ra rất cao.
  • Sống chung với người nhiễm vi khuẩn Hp: Có thể nói, khả năng nhiễm phải khuẩn Hp ở bạn sẽ tăng cao hơn so với những người bình thường khác, nếu bạn chung sống với những người bị nhiễm khuẩn Hp. Bởi đây được xem là loại vi khuẩn có khả năng lây nhiễm rất cao.
  • Sống ở nước đang phát triển hoặc nơi tập trung đông dân cư: Những người dân sinh sống ở những nước đang phát triển thường có nguy cơ bị nhiễm khuẩn Hp cao. Bởi đây là nước tập trung dân cư đông đúc và điều kiện sống không đảm bảo vệ sinh.

3/ Triệu chứng nhiễm khuẩn hp dạ dày

Hầu hết tất cả các trường hợp nhiễm vi khuẩn Hp gần như không có bất kỳ triệu chứng nào bất thường xảy ra ở cơ thể. Tuy nhiên, khi vi khuẩn Hp tấn công và dẫn đến nhiễm trùng gây viêm đau dạ dày. Lúc này các vết loét được tạo thành và gây xuất hiện hàng loạt triệu chứng, cụ thể như:

Người bệnh cảm thấy đau tức vùng thượng vị và kèm theo hiện tượng nóng rát, khó chịu. Đặc biệt, biểu hiện này thường xảy ra khi dạ dày trống rỗng hoặc vào ban đêm cách bữa ăn vài giờ. Cơn đau thường được mô tả như đau gặm nhấm, đến và đi sau đó vài tiếng mà không cần điều trị. Tuy nhiên, nếu cơn đau không biến mất sau đó mà có biểu hiện đau nhức dữ dội, các bạn tốt nhất nên đến gặp bác sĩ.

Một vài triệu chứng viêm dạ dày Hp có thể xuất hiện như:

  • Cơ thể mệt mỏi
  • Ợ nóng
  • Sốt
  • Buồn nôn
  • Chán ăn hoặc biếng ăn
  • Sụt cân không rõ nguyên nhân

Bên cạnh đó, một số triệu chứng như khó nuốt hoặc thiếu máu, đi đại tiện thấy máu lẫn trong phân. Điều này có nghĩa bệnh viêm dạ dày Hp đã chuyển sang giai đoạn nặng, các bạn đi khám bác sĩ ngay lập tức nếu gặp phải.

4/ Biến chứng nguy hiểm khi bị nhiễm vi khuẩn hp dạ dày

Vi khuẩn Hp một khi đã gây hại, nếu không được điều trị kịp thời có thể gây ra nhiều biến chứng nặng nề. Cụ thể như sau:

  • Rối loạn chức năng tiêu hóa: Đây là một dạng biến chứng nhẹ của viêm dạ dày Hp. Người bệnh có thể bắt gặp những triệu chứng khó tiêu nhưng không phải do các vết loét hoặc viêm gây ra.
  • Viêm loét dạ dày: Vi khuẩn Hp tồn tại và gây tổn hại cho lớp lót niêm mạc dạ dày và ruột non. Chính vì điều đó, chúng sản sinh hoạt chất urease và gây kích thích dạ dày tiết acid. Lượng acid hình thành nhiều tạo hiệu ứng ăn mòn niêm mạc dạ dày và tạo thành các vết loét. Và theo thống kê y khoa, có khoảng 10% người bị nhiễm vi khuẩn Hp sẽ phát triển theo chiều hướng xấu dẫn đến bệnh viêm loét dạ dày.
  • Chảy máu dạ dày: Các vết loét dạ dày hình thành sâu dẫn đến việc phá hủy các tế bào máu trong dạ dày và gây ra hiện tượng chảy máu. Nếu tình trạng này tiếp diễn trong thời gian dài có thể gây mất máu nhiều đe dọa đến tính mạng người bệnh.
  • Ung thư dạ dày: Nhiễm vi khuẩn Hp được coi là nguy cơ mạnh phá triển thành bệnh ung thư dạ dày

II. Cách chữa đau dạ dày do vi khuẩn hp tận gốc hiện nay

Có rất nhiều cách chữa đau dạ dày Hp từ thuốc Tây y đến đông y, dân gian đều mang lại tác dụng hiệu quả. Tuy nhiên, việc áp dụng thuốc còn phụ thuộc vào nguyên nhân gây bệnh cũng như tình trạng bệnh và sức khỏe của người bệnh.

1/ Chữa đau dạ dày Hp bằng thuốc nam

Chữa đau dạ dày Hp bằng thuốc nam thường được áp dụng cho một số bệnh nhân không thích vị đắng của thuốc tây hoặc bệnh ở mức độ nhẹ. Đặc biệt, đây cũng chính là giải pháp giúp giảm thiểu tình trạng kháng thuốc kháng sinh của vi khuẩn Hp đáng báo động như hiện nay.

#1. Điều trị Hp dạ dày bằng chè dây

Chè dây có công dụng trong việc điều trị Hp dạ dày, giúp giảm đau, trung hòa acid dạ dày và làm lành các ổ loét trong dạ dày. Bên cạnh đó, chè dây còn có công dụng trong việc tiêu diệt vi khuẩn Hp gây viêm dạ dày và ngăn ngừa tình trạng lây nhiễm.

Sở dĩ chè dây có công dụng hiệu quả như vậy, bởi chúng có chứa hoạt chất Flavonoid và tannin. Đây được xem là chất chống viêm tự nhiên mạnh mẽ, có khả năng tiêu diệt vi khuẩn trong đường tiêu hóa.

Cách thực hiện như sau:

  • Chè dây đã phơi khô
  • Mỗi ngày dùng khoảng 30 – 50g nấu nước uống trong ngày.

Cách dùng: Uống trước khi ăn khoảng 30 phút. Bệnh nhân sử dụng theo liệu trình, mỗi liệu trình khoảng 15 – 20 ngày.

Kết quả điều trị: Tỷ lệ tiêu diệt vi khuẩn Hp ở người bệnh sử dụng chè dây cao hơn người điều trị Hp dạ dày bằng thuốc chiếm 42%.

Lưu ý: Có thời gian sử dụng và ngưng hợp lý để cơ thể có cơ chế đào thải các hoạt chất không tốt ra bên ngoài, tránh tình trạng sử dụng quá nhiều gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe.

#2. Bài thuốc triệt vi khuẩn Hp bằng cây hoàng liên

Để thuốc phát huy công dụng tiêu diệt vi khuẩn chữa đau dạ dày Hp hiệu quả, người bệnh có thể kết hợp cây hoàng liên sơn với một số vị thảo mộc khác.

Nguyên liệu cần có: 

  • 8g Hoàng Liên
  • 6g Cam Thảo
  • 2g Ngô Thù
  • 20g Mai Mực
  • 16g Hoàng Cầm
  • 12g Đại Táo
  • 12g Sơn Chi
  • 20g Mạch Nha

Cách điều trị như sau:

Bạn sử dụng một thang thuốc bao gồm tất cả các nguyên liệu trên cho vào ấm và sắc chung với 5000ml nước. Sau khi sắc xong nước cạn còn khoảng 200ml, bạn chia đều ra uống trong ngày. Nên uống với liệu trình từ 2 – 3 tuần, bệnh đau dạ dày Hp mới thuyên giảm.

#3. Chữa đau dạ dày Hp bằng lá mơ lông

Theo các chuyên gia đông y cũng như giới y học hiện đại đánh giá, lá mơ chính là khắc tinh của vi khuẩn Hp. Bởi lá mơ có chứa tinh dầu, vitamin C và carotene, giúp làm sạch và ức chế sự phát triển của vi khuẩn Hp gây đau dạ dày. Đồng thời, chúng còn giúp làm lành các vết loét dạ dày khá hiệu quả.

Cách thực hiện như sau:

  • 20g lá mơ lông rửa sạch và ngâm nước muối pha loãng khoảng 5 – 7 phút
  • Thái nhỏ lá mơ và cho vào máy xay nhuyễn rồi lọc lấy nước
  • Mỗi ngày uống 1 ly vào lúc đói và thực hiện đều đặn, các triệu chứng do đau dạ dày Hp gây ra sẽ nhanh chóng thuyên giảm.

#4. Chữa nhiễm khuẩn hp bằng lá khôi tía

Lá khôi tía có chứa tannin. Hoạt chất này có công dụng trong việc trung hòa acid dạ dày và giúp điều tiết làm giảm nồng độ acid trong dạ dày, giúp giảm đau. Bên cạnh đó, tannin còn giúp tiêu diệt vi khuẩn Hp và chữa lành các vết loét.

Công thức số 1: Một nắm lá khôi tía sau đó rửa sạch và đem sắc cùng một lít nước và để uống trong ngày.

Công thức số 2: Lá khôi tía kết hợp với một số cây thuốc nam như lá khổ sâm, cam thảo hoặc bồ công anh và uống hàng ngày, giúp giảm nhanh các triệu chứng thông thường do bệnh gây ra.

#5. Chữa nhiễm Hp dạ dày bằng cây dạ cẩm

Theo đông y, dạ cẩm có tính bình vị hơi đắng có tác dụng giải độc, thanh nhiệt và làm dịu cơn đau. Cây dạ cẩm được chứng minh có tác dụng giảm đau, giúp trung hòa acid dạ dày và đặc biệt, cây giúp làm lành vết loét do vi khuẩn Hp gây ra.

Tác dụng chữa bệnh đau dạ dày Hp của cây dạ cẩm đã được ứng dụng vào thực tiễn vào năm 1960 ngay tại bệnh viện Lạng Sơn và đã mang lại kết quả điều trị tốt.

Cách thực hiện như sau:

Dùng dưới dạng thuốc sắc:

  • 10 – 25g lá và ngọn khô của cây dạ cẩm, cho vào ấm và sắc lấy nước thuốc.
  • Chia thuốc thành 2 – 3 lần uống trong ngày, uống trước khi ăn hay uống vào lúc đau. Có thể cho thêm đường vào cho dễ uống.

Làm cốm dạ cẩm:

  • Chuẩn bị cam thảo 1kg, bột dạ cẩm 7kg và 2kg đường kính trắng, hồ và nếp vừa đủ, sacarin vừa đủ ngọt.
  • Trộn tất cả các nguyên liệu này vào với nhau và bảo quản trong hủ thủy tinh, để nơi thoáng mát dành dùng dần.
  • Mỗi ngày các bạn uống cốm dạ cẩm 2 lần trước khi ăn hoặc lúc cơn đau xuất hiện. Mỗi lần các bạn nên dùng tử 10 – 15g với liều dùng người lớn, trẻ em dưới 18 tuổi nên dùng từ 5 – 10g.

Làm cao dạ cẩm:

  • Các bạn cần có 1kg mật ong, 2kg đường kính và 7kg lá dạ cẩm khô.
  • Sau đó nấu lá dạ cẩm với nước cho đến khi lá mềm và thành cao.
  • Bạn cho đường vào  và đánh cho tan đều.
  • Cuối cùng cho mật ong vào và cho vào hủ bảo quản.
  • Mỗi ngày dùng 10 – 15g cao dạ cẩm uống trước bữa ăn hoặc lúc đau. Các bạn nên uống 2 – 3 lần trên một ngày mới giúp xoa dịu cơn đau hiệu quả.

2/ Điều trị hp dạ dày bằng thuốc tây

Hp dạ dày rất khó để chữa khỏi trong ngày một ngày hai mà cần có thời gian chữa trị lâu dài, bởi chúng có khả năng sinh sôi và phát triển nhanh chóng. Đồng thời, chúng lại có khả năng đề kháng với các loại kháng sinh thường được sử dụng. Do đó, nhiễm trùng Hp thường được các bác sĩ khuyến cáo điều trị ít nhất bằng hai loại thuốc kháng sinh khác nhau cùng một lúc. Bên cạnh đó, bác sĩ cũng sẽ kê toa kèm theo một số loại thuốc ức chế acid để giúp các vết loét lành lại.

Thuốc ức chế acid bao gồm:

  • Thuốc ức chế bơm proton (PPI): Thuốc này có tác dụng ngăn chặn, giảm thiểu sự điều tiết acid trong dạ dày. Đồng thời, thuốc có tác dụng trung hào acid, ngăn ngừa các vết loét mới tạo thành và cải thiện các vết loét cũ hạn chế chúng ăn sâu vào lớp niêm mạc dạ dày gây ra nhiều biến chứng nghiêm trọng. Thuốc ức chế bơm proton có thể bao gồm: lansoprazole (Prevacid), omeprazole (Prilosec) hoặc pantoprazole (Protonix), esomeprazole (Nexium).
  • Thuốc chẹn H2: Thuốc giúp ngăn chặn histamin, hạn chế kích thích sản xuất acid dạ dày. Ranitidine (Zantac) hay cimetidine (Tagamet) đều là các loại thuốc thuộc nhóm chẹn thụ thể H2.
  • Bismuth subsalicylate (Pepto-Bismol): Cơ chế hoạt động của thuốc dựa vào việc tạo ra một lớp màng bọc bên ngoài niêm mạc dạ dày, bảo vệ dạ dày khỏi sự tấn công của acid ăn mòn.

Thuốc kháng sinh:

  • Kháng sinh Clarithr0-mycin: Đây là kháng sinh thuộc nhóm macrolid. Thuốc hoạt động dựa trên cơ chế ức chế sự sinh sôi và phát triển của vi khuẩn Hp. Hơn thế nữa, kháng sinh Clarithromycin giúp ngăn chặn nhiễm trùng do vi khuẩn Hp gây ra.
  • Kháng sinh Levefl0-xacin: Thuốc được sử dụng theo hai còn đường chính đó là đường uống và đường truyền qua tĩnh mạch. Levefloxacin được xem là thuốc kháng khuẩn tổng hợp và có tác dụng tiêu diệt vi khuẩn HP gây đau dạ dày.
  • Am0-xicillin (Am0xil): Thông thường, các bệnh lý liên quan đến nhiễm khuẩn đều được chỉ định dùng Am0-xicillin (Amoxil) để điều trị. Bên cạnh đó, loại kháng sinh này được dùng để chữa đau dạ dày Hp, bởi khả năng ức chế và ngăn chặn sự sinh trưởng của chủng khuẩn gây hại bên trong dạ dày.
  • Metr0ni-daz0le (Flagyl): Tinidazol kháng sinh thuộc nhóm Metronidazol thường được chỉ định kết hợp với một số loại kháng sinh khác để triệt từ nhóm vi khuẩn kỵ khí, trong đó có vi khuẩn Hp gây đau dạ dày.

Tất cả các loại thuốc này đều hoạt động theo cơ chế tấn công và tiêu diệt vi khuẩn Hp trong dạ dày, ức chế sự phát triển của chúng.

Đừng chủ quan dẫn đến điều trị sai cách – Liên hệ ngay để biết cách xử lý hiệu quả

3/ Đông y trong điều trị nhiễm vi khuẩn hp dạ dày

Hiện nay, điều trị Hp dạ dày bằng đông y đang được nhiều bệnh nhân hướng đến. Đây cũng được xem là giải pháp chữa bệnh khá an toàn và hiệu quả. Bởi thuốc đông y được chiết xuất hoàn toàn từ các loại thảo dược tự nhiên nên khá lành tính.

Đồng thời, đông y tập trung làm lành các vết viêm loét do vi khuẩn Hp gây ra một cách nhanh chóng. Hơn thế nữa, thuốc còn giúp tiêu diệt và ngăn ngừa sự phát triển của vi khuẩn Hp, đẩy lùi khả năng lây nhiễm.

III. Khi nào cần triệt vi khuẩn hp trong dạ dày

Theo khuyến cáo của các tổ chức y tế thế giới, vi khuẩn Hp trong dạ dày cần tiêu diệt khi gặp phải các vấn đề sau đây:

  • Viêm loét dạ dày: Nếu các vết loét hình thành sâu và không được điều trị đúng cách, đúng thời điểm có thể gây ra những biến chứng phức tạp và đe dọa đến tính mạng người bệnh.
  • Bệnh nhân xuất hiện tình trạng mất máu, thiếu sắt, xuất huyết giảm tiểu cầu nhưng không rõ nguyên nhân.
  • Viêm teo niêm mạc dạ dày hay xuất hiện khối u dạ dày (cắt hớt niêm mạc dạ dày, adrnoma hoặc polyp tăng sản)
  • Ung thư dạ dày đã cắt tách niêm mạc dạ dày thông qua phẫu thuật xâm lấn tối thiểu nội soi.
  • Bên cạnh đó, bắt gặp các triệu chứng như chứng khó tiêu chức năng hoặc bệnh ung thư dạ dày đã phẩu thuật, người bệnh cần tiến hành điều trị Hp dạ dày ngay lập tức.

VI. Cách phòng ngừa và chung sống hòa bình với vi khuẩn hp dạ dày

Thông thường, vi khuẩn Hp xâm nhập vào cơ thể thông qua hai còn đường chính đó là ăn uống và đường phân. Biết được con đường lây nhiễm của vi khuẩn Hp, việc phòng ngừa và chung sống hòa bình với vi khuẩn Hp dạ dày là điều dễ dàng hơn bao giờ hết. Sau đây là các danh sách khuyến nghị người bệnh cần tuân thủ để giúp ngăn ngừa sự tấn công của vi khuẩn gây ra các vết loét.

  • Bệnh nhân tốt nhất không nên dùng chung đồ dùng vệ sinh cá nhân như bàn chải đánh răng, ca hoặc ly, chén,…
  • Bên cạnh đó, không nên ăn uống chung khi biết người thân trong gia đình nhiễm khuẩn Hp và gây đau dạ dày.
  • Ngoài ra, vệ sinh tay chân sạch sẽ trước khi ăn hoặc sau khi đi vệ sinh. Tốt nhất các bạn nên rửa tay bằng xà phòng khử khuẩn, bởi việc vệ sinh bằng nước thông thường không mang lại tác dụng loại bỏ vi khuẩn gây bệnh.

Mặt khác, để cải thiện các biểu hiện viêm loét, các bạn nên có chế độ dinh dưỡng và nguyên tắc ăn uống khoa học. Chẳng hạn như:

  • Nên bổ sung đầy đủ dưỡng chất có lợi cho cơ thể nhằm giúp tăng cường chất đề kháng chống lại tác nhân gây hại.
  • Không nên ăn quá no hoặc để bụng trống rỗng, đặc biệt không nên ăn đồ mặn, quá nóng hay quá lạnh và đồ ăn cứng gây khó tiêu.
  • Đồng thời, tránh xa các chất kích thích như giảm hoặc ngừng ngay việc uống rượu, cà phê, dừng hút thuốc.
  • Nên thay đổi thói quen thức khuya bằng cách ngủ sớm, giúp tinh thần ổn định hơn, tránh xa stress và căng thẳng.
  • Người bệnh cũng có thể thay thế acetaminophen và một số loại thuốc khác bằng thuốc chống viêm không steroid
  • Thường xuyên kiểm tra định kỳ để bác sĩ có thể theo dõi và đưa ra hướng điều trị tốt.

Với các cách chữa đau dạ dày Hp và cách phòng ngừa nêu trên, nếu bệnh nhân không tuân thủ thực hiện thì khả năng đau dạ dày do vi khuẩn Hp gây ra vẫn có thể tái diễn trở lại. Vì vậy, để bệnh không quay trở lại, ngoài việc áp dụng phác đồ điều trị Hp dạ dày, các bạn cũng cần xây dựng chế độ ăn và tập luyện khoa học.

The post 5 Cách điều trị nhiễm vi khuẩn HP gây đau dạ dày tận gốc rễ appeared first on Đông Y Nguyễn Thu.

]]>
https://dongynguyenthu.com/5-cach-dieu-tri-nhiem-vi-khuan-hp-gay-dau-da-day-226.html/feed 100